Lứa tuổi ăn dặm phù hợp: từ sau 4 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi là giai đoạn vàng cân nhắc cho trẻ ăn dặm.
Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm:
– Từ 4 tháng – đến 6 tháng ( hầu hết 6 tháng).
– Ngồi tựa được, giữ vững cổ.
– Tăng cân gấp đôi so với lúc sinh.
– Biểu hiện sự thòm thèm và chóp chép. Đứng cân khi bú sữa hoàn toàn.
1/ PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG
Ưu điểm:
– Thức ăn được làm nhuyễn mịn, bé dễ nuốt, lượng ăn được nhiều hơn
_ Chén cháo truyền thống đầy đủ 4 thành phần
– Không mất nhiều thời gian chế biến, công thức đơn giản, phù hợp với những mẹ bận rộn.
Nhược điểm:
_Không cảm nhận được mùi vị của từng món ăn khó phát hiện được bé dị ứng với loại thức ăn nào.
– Không tập được phản xạ nhai => Có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô của bé.
2/ PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM KIỂU NHẬT
Ưu điểm:
– Bé có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn và tập kỹ năng nhai nuốt tốt hơn.
– Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn,
– Tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều hơn và tập trung hơn;
_ Thức ăn được tách riêng từng món. giúp bé khám phá hương vị từng loại thực phẩm.
Nhược điểm:
_Mất nhiều thời gian và công sức của người cho ăn để:
+ dạy bé ngồi và bé cầm thìa, dụng cụ thức ăn.
+ chế biến riêng biệt từng loại thức ăn giới thiệu món ăn cho trẻ.
3/ PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY:
Ưu điểm:
_ Bé được làm quen với từng loại thực phẩm nhanh hơn và bé sẽ tự chủ động bốc các món ăn ưa thích.
_ Phát triển kỹ năng nhai tốt.
_ Tăng sự khéo léo của tay và mắt qua việc sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng.
_ Định hình và phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm.
Nhược điểm:
_ Không kiểm soát được lượng và chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể trẻ.
– Bé dễ bị hóc đồ ăn
_ Lượng thức ăn có thể không đạt được nhiều, bé sẽ có ưu thế ăn chỉ 1 loại.
_Trẻ có thể bốc đồ ăn vương vãi khắp nơi. Dọn dẹp sau ăn tốn nhiều công sức trong giai đoạn đầu tập ăn.
Làm sao để con chủ động ăn uống ngon miệng hơn ??
I/ TẦNG NÃO:
_Kích hoạt trung đói ở não bằng cách:
Ngủ đủ giấc, tham gia ăn vui vẻ.
Lịch sinh hoạt hợp lí.
Tinh thần vui vẻ, hạnh phúc trong lúc ăn.
Cần cho trẻ tập trung vào bữa ăn.
II/ TẦNG BỤNG:
_Tạo bụng trỗng:
Bữa chính cách nhau 4 giờ.
Bữa phụ cách bữa ăn chính 2 giờ
_ Không bệnh lý đường tiêu hóa.
III/ SỞ THÍCH ĂN UỐNG:
_ Người cho ăn quan sát tìm hiểu sở thích ăn của trẻ trong 4 nhóm chất dinh dưỡng:
Nhóm tinh bột: Cơm, bánh mì, mì, hủ tiếu, bún…
Nhóm đạm: Thịt heo, thịt gà, tôm, cá….
Nhóm béo: mỡ động vật, bơ…
Nhóm chất xơ: rau củ , trái cây…
_ Lựa chọn hình thức ăn dạng khô hay nước
_ Gia vị trẻ yêu thích: như mặn, nhạt, ngọt…
IV/ CẢM HỨNG ĂN UỐNG:
Ăn cùng ba mẹ, cùng gia đình. Trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, thích thú hơn trong ăn uống.
Tương tác tích cực, vui vẻ giữa người cho ăn và trẻ trong bữa ăn
Luân chuyển của các loại thức ăn
Tránh các thói quen xấu như: Ăn vặt, ăn rong, ăn xin
Là nhiễm trùng nông ở niêm mạc miệng do nấm men Candida albicans Làm sao biết con bị nấm miệng : Các mảng trắng như cặn sữa. Hình dạng kỳ lạ trong miệng, bao phủ má trong và môi trong, viêm đỏ đôi khi phủ trên lưỡi. Các mảng trắng dính vào niêm mạc miệng,…
1 – HO LÀ GÌ? Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, để bảo vệ đường thở, tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. 2 – PHÂN LOẠI HO 2.1 –…
Thế nào là hẹp bao quy đầu? Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên “bạn nhỏ” (dương vật) bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. 2. Phân biệt hẹp Bao quy đầu sinh lí và hẹp Bao quy đầu bệnh lí Hẹp Bao quy đầu sinh lí:…
1 – DỊ ỨNG THỨC ĂN LÀ GÌ? Dị ứng thức ăn là một phản ứng hệ thống miễn dịch xảy ra khi cơ thể tiếp nhận những protein qua đường ăn uống. xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định 2 – NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG? Khi thức ăn đi…