• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • T5, 12/10/2023, 10:17

HO KÉO DÀI

1 – HO LÀ GÌ?
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, để bảo vệ đường thở, tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm.

2 – PHÂN LOẠI HO
2.1 – HO CẤP TÍNH 
Tình trạng ho dưới 2 tuần

2.2 – HO BÁN CẤP
Tình trạng ho kéo dài từ 2- 4 tuần và có cải thiện vào thời gian cuối

2.3 – HO MẠN TÍNH
Tình trạng kéo dài dai dẳng hơn 4 tuần

3 – NGUYÊN NHÂN HO KÉO DÀI
Nguyên nhân gây ho kéo dài có 2 dạng: Tại đường hô hấp và ngoài đường hô hấp


4 – DẤU HIỆU HO KÉO DÀI

  • Ho kéo dài trên 4 tuần
  • Người âm ấm, ho đàm
  • Thở có tiếng khò khè
  • Nằm xuống là ho
  • Ho ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: chậm tăng cân, ho ảnh hưởng tới giấc ngủ

5 – CHĂM SÓC TRẺ BỊ HO KÉO DÀI

Nếu sử dụng thuốc ho, ba mẹ cần chú ý:

  • Dùng thuốc ho phù hợp với độ tuổi và tính chất cơn ho
  • KHÔNG tư ý cho trẻ dùng thuốc ho của người lớn

  • Cho bé uống nhiều nước để làm dụi họng, giảm ho, làm loãng đàm hiện quả
  • Xịt vệ sinh mũi họng hàng ngày. Vệ sinh bằng nước muối mỗi ngày từ 2 đến 3 lần

6 – KHI NÀO CẦN THĂM KHÁM
6.1 – CẦN THĂM KHÁM SỚM

  • Trẻ ho nhiều, không giảm sau 7 ngày chăm sóc.
  • Cơn ho của trẻ kéo dài trên 10 – 14 ngày.
  • Trẻ bị ho kèm sụt cân, ảnh hưởng tới giấc ngủ
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho nhiều.
  • Ho có đờm kéo dài.
  • Thở khò khè (hen suyễn).
  • Trẻ khó ăn, khó bú, khó nuốt,…

6.2 – CẦN ĐI BỆNH VIỆN NGAY LẬP TỨC

  • Trẻ bỏ bú, bú ít hoặc không bú được, không uống được sữa.
  • Bé ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ bị khó thở: Thở nhanh hơn bình thường, thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi trẻ hít vào thay vì nở ra như bình thường).
  • Trẻ thở có tiếng rít.
  • Bé bị ho ra máu.
  • Cơn ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (do dị vật đường thở)
  • Ho kèm sốt cao.
  • Ho khạc ra đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi khó chịu

    KINDERHEALTH THƯƠNG GỬI BA MẸ   HO KÉO DÀI  NHÉ ^^

 

 

 

 

No Image

CẨM NANG NẤM MIỆNG

Là nhiễm trùng nông ở niêm mạc miệng do nấm men Candida albicans Làm sao biết con bị nấm miệng : Các mảng trắng như cặn sữa. Hình dạng kỳ lạ trong miệng, bao phủ má trong và môi trong, viêm đỏ đôi khi phủ trên lưỡi. Các mảng trắng dính vào niêm mạc miệng,…

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở BÉ TRAI

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở BÉ TRAI

Thế nào là hẹp bao quy đầu? Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên “bạn nhỏ” (dương vật) bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. 2. Phân biệt hẹp Bao quy đầu sinh lí và hẹp Bao quy đầu bệnh lí Hẹp Bao quy đầu sinh lí:…

DỊ ỨNG THỨC ĂN

DỊ ỨNG THỨC ĂN

1 – DỊ ỨNG THỨC ĂN LÀ GÌ? Dị ứng thức ăn là một phản ứng hệ thống miễn dịch xảy ra khi cơ thể tiếp nhận những protein qua đường ăn uống. xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định 2 – NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG? Khi thức ăn đi…

NHÁY VÀ CHỚP MẮT Ở TRẺ EM

NHÁY VÀ CHỚP MẮT Ở TRẺ EM

Nháy và chớp mắt là một hành động không có chủ ý, bình thường của mắt. Mắt bình thường chớp 12 lần/phút với tốc độ 0.5 s/lần. Do 3 cơ: cơ dưới sa mi hoặc cơ vòng mi phần dưới mắt hoặc cơ vòng cung mày của mắt Chớp mắt giúp tránh cản bụi, giảm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *