Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HĂM TÃ Ở TRẺ
Da trẻ bị kích ứng quá nhạy cảm với chất liệu làm tã , các hóa chất tạo mùi thơm cho tã , giấy ướt để vệ sinh cho trẻ , hóa chất trong xà phòng hoặc trong các chất làm mềm vải …
Một số loại tã không đảm bảo thông thoáng khiến da trẻ luôn ẩm nên rất dễ bị hâm tã
Một số loại tã có chất liệu thô ráp chà lên vùng da trẻ dễ bị tổn thương và dễ bị hăm
Để tã ướt quá lâu không thay/ để tã dính phân quá lâu không thay dễ tạo cho vi khuẩn , vi nấm gây bệnh phát triển
TRIỆU CHỨNG CỦA HĂM TÃ
1. Vùng da tiếp xúc với tã ( gồm bộ phận sinh dục , các ngấn ở đùi và Mông ) Khô / ướt, bị ửng đỏ hoặc nổi các mẫn đỏ
-> nặng hơn: sang thương đỏ lan rộng , tạo thành mụn nước gây lở loét , chảy nước , chảy máu
2. Trẻ rất khó chịu ( ngứa , đau ) , quấy , ngủ không thẳng giấc , thường xuyên giật mình , ăn uống kém
KHI NÀO CẦN THĂM KHÁM
Tình trạng hăm tã xấu hơn , lần rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày chăm sóc trẻ
Hăm tã bội nhiễm vi trùng hay nấm : sốt , sang thương sưng đỏ , phồng rộp lở loét , mun mủ , rỉ dịch vàng mủ ..
Hăm tã ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống , giấc ngủ của trẻ
khi bé hăm tã ba mẹ lo lắng
CHĂM SÓC TRẺ TẠI NHÀ KHI BỊ HĂM TÃ
Giữ trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên
Mặc tã hơi rộng hoặc sử dụng một cái tã lớn hơn chút để lưu thông không khí tốt hơn . Nên sử dụng tã 1 lần rửa sạch vùng tã lần thay
Rửa sạch vùng tã mỗi lần thay
Khi rửa cần nhẹ nhàng tránh để bé đau và trầy xướt da thêm
Vệ sinh sạch sẽ cho bé chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.
Vỗ nhẹ lên da bé, không chà xát khi làm vệ sinh.
Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn
Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã
Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da.
PHÒNG NGỪA HĂM TÃ Ở TRẺ
Thay tã cho con thường xuyên hoặc càng sớm càng tốt sau khi tã bị ướt hoặc bẩn, mục tiêu là luôn giữ cho khu vực này khô ráo.
Làm sạch khu vực sinh dục của con thật cẩn thận mỗi lần thay tã
Đừng mặc tã quá chặt khiến không khí không thể lưu thông
Sử dụng chất tẩy không mùi để giặt tã vải. Bỏ qua nước xả làm mềm vải vì có thể gây kích ứng da con trẻ.
Giặt tã bằng nước nóng, xả và vắt ít nhất 2 lần
Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.
Không nên:
1. Không sử dụng các loại bột, kem hay lá để tắm rửa cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
2. Không Bôi phấn rôm (sẽ làm bít lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã
3. Không Sử dụng nhiều loại kem bôi mà chưa được tư vấn bởibác sĩ (điều này làm tăng nguy cơ dị ứng).
Ba mẹ ơi làm sao để con dậy thì thành công??? Taị kinder health đã có buổi worshop thăm khám miễn phí dậy thì ở trẻ em nhận biết và can thiệp sớm cho con,ba mẹ cùng tham gia chương trình.ba mẹ hãy đăng kí ngay để cùng tìm hiểu và giúp con phát triển…
1.CHẢY MÁU MŨI Ở TRẺ -Chảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi, đây là tình trạng xuất huyết ở đường mũi do các niêm mạc mũi bị tổn thương 2. SƠ CỨU BAN ĐẦU Trấn an nạn nhân, hướng dẫn nạn nhân ngồi cúi người ra trước, há miệng hít…
Lứa tuổi ăn dặm phù hợp: từ sau 4 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi là giai đoạn vàng cân nhắc cho trẻ ăn dặm. Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm: – Từ 4 tháng – đến 6 tháng ( hầu hết 6 tháng). – Ngồi tựa được,…