Làm sao biết con bị nấm miệng :
- Các mảng trắng như cặn sữa.
- Hình dạng kỳ lạ trong miệng, bao phủ má trong và môi trong, viêm đỏ đôi khi phủ trên lưỡi.
- Các mảng trắng dính vào niêm mạc miệng, không dễ dàng lau đi như cặn sữa.
** Triệu chứng đi kèm:
- Bú ít, kém ăn, quấy khóc.
- Tiêu phân lỏng và da quanh hậu môn viêm đỏ.
- Ở trẻ sơ sinh, hầu hết gây khó chịu nhẹ hoặc không có triệu chứng. Có thể gặp ở trẻ bú bình hoặc bú mẹ.
Nguyên nhân gây nấm miệng:
- Do một loại nấm men gây ra tên gọi là Candida albicans.
- Liên quan đến việc bú nút, nặng hơn do cọ xát khi ngậm núm vú giả quá nhiều.
**Làm sao phân biệt được nấm miệng với nguyên nhân khác:
=> Cần phân biệt với đốm sữa (dễ dàng lau sạch bằng nước sạch) và lưỡi bản đồ: Chế độ ăn có sữa thường gây ra tình trạng lưỡi có màng trắng. Điều này là bình thường. Lưỡi trắng sẽ hết khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
Điều trị nấm miệng :
- Rơ miệng với thuốc kháng nấm: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, Không cho bé ăn bất cứ thứ gì trong vòng 30 phút sau khi rơ thuốc, Rơ miệng ít nhất trong 7 ngày. Tiếp tục cho đến khi hết sang thương nấm miệng trong 3 ngày. Nhiều bà mẹ sẽ cần điều trị bằng thuốc uống chống nấm.
Chăm sóc nấm miệng cho trẻ:
- Giảm thời gian bú xuống 20 phút mỗi lần cho bú: Khi mút (nút) quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, làm cho dễ bị nhiễm nấm hơn.Thay vào đó, hãy thử cho dịch vào cốc, thìa hoặc ống bơm tiêm.
- Hạn chế sử dụng núm vú giả: Ngậm núm vú giả quá nhiều có thể gây kích ứng miệng. Núm vú giả và núm bình sữa có thể được rửa theo cách thông thường bằng xà phòng và nước. Không cần phải đun sôi hoặc tiệt trùng. Không cần phải vứt bỏ.
- Trường hợp bé bú mẹ: Núm vú của mẹ bị đỏ và đau, rất có thể đó là nhiễm nấm. Sử dụng kem thuốc chống nấm trên vùng núm vú, thuốc không cần kê toa bác sĩ.
- Rửa sạch kem khỏi núm vú trước mỗi lần cho con bú.
- Trường hợp trẻ hăm tã nặng: điều này cũng có thể là do nấm. Sử dụng kem thuốc chống nấm trên vùng da bị hăm, thuốc không cần kê toa bác sĩ.
Cần gặp bác sĩ ngay khi:
- Các mảng trắng xuất hiện bên trong môi hoặc má,
- Nhiều mẹ cho con bú trực tiếp khi bị nấm sẽ cần điều trị bằng thuốc uống chống nấm.
- Nếu bạn thấy trẻ bắt đầu bú uống ít hơn bình thường, tình trạng của trẻ không cải thiện
Nấm miệng không lây cho người khác vì nấm không xâm nhập qua da bình thường, trẻ có thể đến nhà giữ trẻ khi bị nấm miệng.
KINDERHEALTH THƯƠNG GỬI BA MẸ CẨM NANG NẤM MIỆNG NHÉ ^^