• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • T5, 12/10/2023, 9:47

NHÁY VÀ CHỚP MẮT Ở TRẺ EM

Nháy và chớp mắt là một hành động không có chủ ý, bình thường của mắt. Mắt bình thường chớp 12 lần/phút với tốc độ 0.5 s/lần. Do 3 cơ: cơ dưới sa mi hoặc cơ vòng mi phần dưới mắt hoặc cơ vòng cung mày của mắt Chớp mắt giúp tránh cản bụi, giảm khô mắt, ngăn cản các tác động từ bên ngoài đến mắt, giúp thư giản cơ vòng mí mắt tránh căng tức mắt..

Trẻ chớp mắt quá nhiều và có vẻ thường xuyên hơn tốc độ chớp mắt thông thường được gọi là “Nháy mắt quá mức” ở trẻ.

  1. Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị nháy và chớp mắt quá mức?

Chớp và nháy mắt thường xuất hiện ở trẻ 4-7 tuổi. thường do các nguyên nhân

Tại mắt:

  • Trẻ có bệnh về mắt: viêm bờ mi, viêm kết mạc mắt dị ứng, viêm kết mạc (do vi trùng, virus…)…
  • Bệnh lí tuyến lệ, trẻ bị hẹp tuyến lệ…khiến trẻ khó chảy nước mắt, mắt trẻ khô
  • Trẻ mắc các tật khúc xạ về mắt: cận thị, loạn thị.
  • Trẻ bị động kinh, trẻ bị zona mắt, viêm màng bồ đào, viêm loét giác mạc..
  • Trẻ có khôi u vùng mắt chèn ép các dây thần kinh mắt
  • Mắt trẻ có dị vật: bụi, các vật nhỏ…trẻ bị lông mi quặm vào mắt trẻ..

Ngoài mắt:

  • Trẻ nháy mắt theo thói quen
  • Trẻ mệt mỏi, ngủ không đủ giấc, stress, căng thẳng, lo âu
  • Trẻ bị thiếu máu, cơ thể suy nhược
  • Trẻ bị rối loạn Tics, rối loạn tâm lí
  • Trẻ tiếp xúc với các thiết bị chứa nhiều ánh sáng có hại cho mắt: điện thoại, tivi, máy tính….
  • Trẻ học, sinh hoạt trong môi trường thiếu sáng
  • Trẻ đeo mắt kính sai độ cũng ảnh hưởng đến mắt
  • Trẻ ăn uống các thức ăn, đồ uống chứa các chất kích thích: cà phê, trà, cacao…

2. Ba mẹ và những bước can thiệp ban đầu để phòng ngừa nháy mắt quá mức ở trẻ? 

  • Ba mẹ cho trẻ ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé.
  • Bảo đảm ánh sáng đủ cho phòng học của con. Ánh sáng cần được phân bố đều, cường độ không gây lóa mắt.
  • Tránh để mắt trẻ làm việc liên tục nhiều giờ liền. mỗi giờ nên cho mắt nghỉ ngơi 5 – 10 phút bằng cách nhìn ra xa hoặc nhắm mắt lại.
  • Ba mẹ chú ý quan tâm dinh dưỡng cho bé: cho trẻ ăn uống đủ chất
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: nước mắt nhân tạo, kháng sinh nhỏ mắt….
  • Cho trẻ bổ sung vitamin: E, C, B, A định kỳ.
  • Không nên cho trẻ sử dụng chất kích thích: trà, cà phê, chocolate…
  • Dùng kính cản bụi, chống nắng khi cho trẻ đi đường
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử: điện thoại, tivi, máy tính…
  • Trẻ bị các tật về mắt ba mẹ cho trẻ sử dụng kính theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị tích cực nếu trẻ nháy mắt do thiếu máu , tổn thương dây thần kinh số 5,7…

3. Khi nào cần cho trẻ đi thăm khám?

  • Trẻ bị khô mắt, lông mi quẵm vào mắt, xước giác mạc, viêm kết mạc mắt dị ứng, có dị vật trên bề mặt mắt…
  • Trẻ chớp nháy mắt kéo dài, trẻ bị giựt mắt, giựt cơ mặt
  • Trẻ bị sưng mắt bất thường, sụp mi mắt khiến trẻ không tự chớp mắt lên được
  • Trẻ có hiện tượng chảy xuất tiết dịch bất thường tại mắt: máu, mủ, chảy ghèn xanh, vàng..
  • Trẻ bị loét kết mạc, loét giác mạc ..

>phụ huynh đưa trẻ đi thăm khám

KinderHealth gửi phụ huynh CẨM NANG NHÁY VÀ CHỚP MẮT Ở TRẺ

KinderHealth’s Kind_er Health
Nơi trẻ em được chăm sóc sức khoẻ
Chủ Động – Toàn Diện – Kết nối không giới hạn
Bằng tất cả sự yêu thương và tử tế
 
Thông tin liên hệ:
CS1: 37 Cao Triều Phát, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp. HCM
Hotline/ Zalo: 0919 978 168
Tổng đài: 0908 565 168
 
CS2: 180 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline/ Zalo: 0911 565 168
Tổng đài: 0908 565 168
08:47
No Image

CẨM NANG NẤM MIỆNG

Là nhiễm trùng nông ở niêm mạc miệng do nấm men Candida albicans Làm sao biết con bị nấm miệng : Các mảng trắng như cặn sữa. Hình dạng kỳ lạ trong miệng, bao phủ má trong và môi trong, viêm đỏ đôi khi phủ trên lưỡi. Các mảng trắng dính vào niêm mạc miệng,…

HO KÉO DÀI

HO KÉO DÀI

1 – HO LÀ GÌ? Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, để bảo vệ đường thở, tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. 2 – PHÂN LOẠI HO 2.1 –…

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở BÉ TRAI

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở BÉ TRAI

Thế nào là hẹp bao quy đầu? Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên “bạn nhỏ” (dương vật) bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. 2. Phân biệt hẹp Bao quy đầu sinh lí và hẹp Bao quy đầu bệnh lí Hẹp Bao quy đầu sinh lí:…

DỊ ỨNG THỨC ĂN

DỊ ỨNG THỨC ĂN

1 – DỊ ỨNG THỨC ĂN LÀ GÌ? Dị ứng thức ăn là một phản ứng hệ thống miễn dịch xảy ra khi cơ thể tiếp nhận những protein qua đường ăn uống. xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định 2 – NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG? Khi thức ăn đi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *