• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • T4, 11/10/2023, 17:02

CẨM NANG SƠ CỨU BỎNG

  1. BỎNG LÀ GÌ?
    Bỏng là một chấn thương xảy ra khi tiếp xúc nhiệt, điện, hóa chất
    Bỏng do nhiệt thường gặp nhất, chủ yếu do tiếp xúc với bề mặt nóng, chất lỏng, hơi nóng hay lửa
  2. SƠ CỨU BAN ĐẦU
    – Di chuyển bệnh nhân ra khỏi vùng nhiệt

    Cởi bỏ quần áo hay đồ trang sức quanh vết bỏng

    Làm mát vết bỏng dưới vòi nước mát trong ít nhất 10 phút
    Bảo vệ vết bỏng bằng gạc sạch, vải mỏng sạch
  3. KHÔNG NÊN LÀM

    KHÔNG CHƯỜM ĐÁ/ NƯỚC QUÁ LẠNH

    KHÔNG CHỌC VỠ BỌC NƯỚC

    KHÔNG BÔI KEM ĐÁNH RĂNG/ nước mắm/ dầu

  4. PHÂN ĐỘ BỎNG

    ĐỘ 1: VIÊM CẤP DA DO BỎNG

    • Tổn thương tới lớp tế bào hạt.
    • Tổn thương lớp nông biểu bì, viêm da vô trùng.
    • Da khô, đỏ nề, đau rát.
    • Khỏi sau 2-3 ngày. Có thể thấy lớp nông của biểu bì khô và bong.
    • Hay gặp khi tắm nắng hoặc ở vùng ngoại vi của bỏng nước sôi

    ĐỘ 2: BỎNG BIỂU BÌ

    • Tổn thương tới lớp tế bào Malpighi (lớp gai), lớp đáy còn nguyên.
    • Trên nền da nề đỏ, đau rát, có nốt phỏng nước to, nhỏ khác nhau, vòm mỏng, chứa dịch trong hoặc vàng nhạt. Sự hình thành các nốt phỏng này có thể xuất hiện muộn sau 12-24 giờ. Khi trợt vỡ, các nốt phỏng để lại đáy màu hồng, ánh ướt có thấm dịch xuất huyết.
    • Sau 3-4 ngày, hiện tượng viêm (đỏ, phù, sưng, đau) đỡ. Tại các nốt phồng, dịch cô đọng lại.
    • Nếu điều trị tốt, sau khoảng 2 tuần, lớp biểu bì được phục hồi để lại da hồng, không có sẹo bỏng.

    ĐỘ 3: BỎNG TRUNG BÌ

    BỎNG ĐỘ III NÔNG (IIIA)

      • Hoại tử toàn bộ lớp biểu bì. Tổn thương phần lớn các thành phần lớp trung bì. Nhưng ống và gốc lông, các tuyến mồ hôi còn nguyên vẹn.
      • Trên nền da đỏ, nề có các nốt phỏng nước vòm dày chứa dịch hồng. Khi trợt vỡ, đáy nốt phỏng màu tím sẫm hoặc trắng, xám.
      • Tăng cảm giác đau.
      • Tự liền nhờ biểu mô hóa từ các phần phụ còn lại của da từ ngày 15 đến ngày 30. Nền da mới nhạt màu hơn phần da lân cận.

    ĐỘ 3: BỎNG TRUNG BÌ

    BỎNG ĐỘ III SÂU (IIIB)

      • Tổn thương tới lớp lưới trung bì, chỉ còn lại phần sâu của gốc lông, tuyến mồ hôi.
      • Có đám hoại tử da mỏng, màu vàng, giảm cảm giác đau, không có hình mạch máu dưới da, da không răn rúm.
      • Hoại tử rụng vào ngày thứ 12 sau bỏng. Để lại nền là tổ chức hạt xen lẫn các đảo biểu mô lấm tấm trắng hồng óng ánh của các tuyến và gốc lông.
      • Tổn thương bỏng sẽ khỏi từ ngày 30-45 do sự lan tỏa của các đảo biểu mô kết hợp với các tế bào biểu mô của phần biểu bì lành ở mép vết thương bỏng lan tới.

     

    ĐỘ 4: BỎNG TOÀN BỘ LỚP DA
    Các lớp biểu bì, trung bì, hạ bì đều bị tổn thương.

    • Có 2 dạng là hoại tử khô và hoại tử ướt​
    • Không tự liền được do không còn các thành phần biểu mô. Hoại tử rụng hình thành mô hạt
      Hoại tử ướt​:

      • Màu trắng bệch hoặc đỏ xám, chỗ trắng, chỗ xám như đá hoa. Có khi lẫn những vùng da đỏ tím sẫm.
      • Gò cao hơn vùng lân cận.
      • Sờ thấy mịn, mất cảm giác.
      • Xung quanh có phù nề, xung huyết rộng.
      • Nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
      • Tan rữa và rụng từ ngày thứ 15-20 để lại nền là tổ chức hạt. Nếu diện tích ít thì có khả năng tự sẹo hóa. Nếu diện tích nhiều phải ghép da.


      Hoại tử khô: ​

      • Chắc, có màu đen hoặc vàng thẫm. Hơi lõm hơn so với da lành, nhăn nhúm hoặc nứt nẻ.
      • Sờ thấy chắc, khô ráp, mất cảm giác.
      • Lưới mạch máu dưới da đông tắc​
      • Khô đét và rụng cả khối, nhiều dịch mủ phía dưới
      • Thường do sức nhiệt khô: lửa, tiếp sức vật nóng

    ĐỘ 5:

    • Tổn thương toàn bộ lớp da, ngoài ra tổn thương còn tới thần kinh, mạch máu, xương, khớp.
    • Khám thấy lộ rõ gân , cơ , xương​
    • Thường do bỏng điện cao thế, bỏng lửa khi lên cơn động kinh, hôn mê, ngất,…​
    • Hậu quả nặng nề.

  5. KHI NÀO CẦN TỚI BỆNH VIỆN
    Bỏng ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi
    Bỏng ở vùng mặt, cơ quan sinh dục, bàn tay, bàn chân, các khớp lớn
    Bỏng hóa chất, bỏng điện
    Bỏng từ độ 3 trở lên
    Bỏng >10% diện tích cơ thể
    Vết thương lan rộng, hoại tử 

    KINDERHEALTH THƯƠNG GỬI BA MẸ SƠ CỨU BỎNG NHÉ ^^

 

No Image

CẨM NANG NẤM MIỆNG

Là nhiễm trùng nông ở niêm mạc miệng do nấm men Candida albicans Làm sao biết con bị nấm miệng : Các mảng trắng như cặn sữa. Hình dạng kỳ lạ trong miệng, bao phủ má trong và môi trong, viêm đỏ đôi khi phủ trên lưỡi. Các mảng trắng dính vào niêm mạc miệng,…

HO KÉO DÀI

HO KÉO DÀI

1 – HO LÀ GÌ? Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, để bảo vệ đường thở, tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. 2 – PHÂN LOẠI HO 2.1 –…

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở BÉ TRAI

HẸP BAO QUY ĐẦU Ở BÉ TRAI

Thế nào là hẹp bao quy đầu? Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên “bạn nhỏ” (dương vật) bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. 2. Phân biệt hẹp Bao quy đầu sinh lí và hẹp Bao quy đầu bệnh lí Hẹp Bao quy đầu sinh lí:…

DỊ ỨNG THỨC ĂN

DỊ ỨNG THỨC ĂN

1 – DỊ ỨNG THỨC ĂN LÀ GÌ? Dị ứng thức ăn là một phản ứng hệ thống miễn dịch xảy ra khi cơ thể tiếp nhận những protein qua đường ăn uống. xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định 2 – NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG? Khi thức ăn đi…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *